Ngày đăng: 04/09/2020 09:24
Nvidia hôm nay đã công bố loạt card đồ họa RTX 30 thế hệ tiếp theo, dựa trên kiến trúc Ampere mới gồm RTX 3090, RTX 3080 và RTX 3070
Vừa rồi, ông Jensen Huang – CEO của NVIDIA – đã giới thiệu thế hệ GPU GeForce RTX 30-series và cho biết đây là đây là bước nhảy vọt lớn nhất của công ty. Dòng card này được xây dựng dựa trên kiến trúc Ampere, sử dụng RTX thế hệ thứ 2 cải thiện hiệu năng gấp 2 lần và hiệu suất gấp 1,9 lần so với các thế hệ trước. Bên cạnh 3 chiếc card màn hình mới là RTX 3070, RTX 3080, RTX 3090 thì NVIDIA còn giới thiệu thêm nhiều công cụ khác tập trung hỗ trợ cho game thủ, bao gồm: NVIDIA Reflex giúp tối ưu độ trễ (latency) trong các game thi đấu; NVIDIA Broadcast tận dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để dựng lên một không gian studio ảo cho streamer; và NVIDIA Omniverse Machinima – một công cụ cho phép anh em dựng phim thông qua các engine đồ họa máy tính.
Chúng ta sẽ tới với từng hot GPU mà NVIDIA giới thiệu lần này
Đầu tiên là RTX 3090 có 24GB bộ nhớ GDDR6X cùng dung lượng với Titan RTX nhưng nhanh hơn. Nó cũng có thiết kế giống y hệt phiên bản leak ra trước đó mà FASTEST đã đề cập( chỗ này a chèn link cũ =)) ba khe cắm mới với quạt hướng trục kép, hoạt động êm hơn 10 lần và chạy mát hơn 30 độ so với Titan RTX. RTX 3090 có giá 1.499 USD, đắt hơn cả RTX 2080 Ti (1.299 USD) nhưng đã rẻ hơn so với giá ra mắt 2.499 USD của Titan RTX, RTX 3090 bán ra từ ngày 24 tháng 9.
Tiếp theo là RTX 3080, đây có thể là lựa chọn vừa miếng cho nhiều người hơn, Nvidia hứa hẹn sẽ cải thiện hiệu suất gấp đôi so với RTX 2080. Nó có 10GB bộ nhớ GDDR6X mới chạy ở tốc độ 19Gbps, đáp ứng chơi game 4K/60fps. RTX 3080 có giá 699 USD, bằng với giá ra mắt RTX 2080 Super, bán ra từ ngày 17 tháng 9.
Cuối cùng là RTX 3070, tốc độ nhanh hơn cả RTX 2080 Ti, điều này chắc hẳn làm những game thủ hết sức phấn khích tuy nhiên sức mạnh thực tế cần phải được thử nghiệm. RTX 3070 cũng nhanh hơn trung bình 60% so với RTX 2070. Nó đi kèm với bộ nhớ GDDR6 8GB và phù hợp để chơi game 4K và 1440p. RTX 3070 có giá 499 USD, bằng với giá ra mắt của RTX 2070 Super và sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 10.
Về dòng RTX 30 mới và kiến trúc Ampere, Nvidia thực hiện một số cải tiến và giới thiệu một số tính năng chính mới. Dòng card này sẽ sử dụng tiến trình 7nm. Số lượng bóng bán dẫn của chip GPU GA102 là 34.5 tỷ gần gấp đôi so với số bóng bán dẫn trong card màn hình gaming có GPU mạnh nhất hiện nay của Nvidia TU102 (18,6 tỷ).
Card mới cũng sẽ có RTX IO cho phép tải nhanh dựa trên GPU và giải nén nội dung trò chơi, tăng tốc hiệu suất I / O lên đến 100 lần so với ổ cứng và API lưu trữ truyền thống. RTX IO cũng hoạt động cùng với Microsoft DirectStorage cho Windows API để giảm tải các tác vụ CPU sang GPU. Thiết kế nguyên khối với thiết kế quạt hai trục gấp đôi hiệu suất làm mát. Đầu nối nguồn 12 chân tương thích ngược với cả đầu nối 8 chân hiện tại.
Với những ai sở hữu TV 8K 60p và 4K 120p, card đồ họa RTX 30 sẽ có đầu nối HDMI 2.1 cho phép truyền tín hiệu 8K 60Hz hoặc 4K 144Hz thông qua một cáp HDMI duy nhất. Cuối cùng, card Ampere mới là GPU rời đầu tiên có hỗ trợ đầy đủ cho codec AV1. AV1 là giải pháp thay thế mã nguồn mở cho HEVC / VVC là giải pháp trong tương lai, được nhiều công ty hỗ trợ nhưng cho đến nay vẫn chưa có phần cứng chuyên dụng để tăng tốc phần cứng.
Nvidia cũng công bố ba tính năng phần mềm mới: Reflex, Broadcast và Omniverse Machinima.
Nvidia Reflex là một bộ tính năng được thiết kế để tối ưu hóa và đo độ trễ. Trong số này có Chế độ Reflex Low-Latency (sử dụng trong Apex Legends, Call of Duty: Warzone, Fortnite và Valorant) giúp giảm độ trễ lên đến 50% và Phân tích độ trễ, phát hiện đầu vào đến từ chuột và sau đó đo thời gian để các pixel thay đổi trên màn hình. Trình phân tích độ trễ sẽ sử dụng được với tất cả các màn hình G-Sync 360Hz sắp tới của Acer, Alienware, ASUS và MSI.
Nvidia Broadcast là một plugin nâng cao chất lượng của micrô và webcam bằng cách sử dụng các hiệu ứng AI, chẳng hạn như loại bỏ tiếng ồn âm thanh, hiệu ứng nền ảo và khung tự động của webcam.
Nvidia Omniverse Machinima cho phép người dùng tạo video của riêng họ bằng nội dung trò chơi. Người dùng sẽ có thể lấy nội dung từ các trò chơi được hỗ trợ và sử dụng webcam và AI của họ để tạo nhân vật. Omniverse Machinima có công cụ được thiết kế để đo độ chính xác vật lý, mô phỏng ánh sáng, vật lý, vật liệu và AI.